Có thể khẳng định rằng, Chuyển đổi kỹ thuật số (Digital transformation) hiện là vấn đề sống còn của hầu hết tổ chức – doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh sự tác động, tầm ảnh hưởng của làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 (Industry 4.0) đã, đang và sẽ diễn ra liên tục, nhanh chóng.
Bởi lẽ, chúng ta không chỉ từng chứng kiến sự sụp đổ của nhiều thương hiệu vang bóng một thời nhờ khi đó họ sở hữu những sáng tạo, phát kiến mang tính đột phá như Nokia hay Kodak, mà còn hào hứng ghi nhận màn “lột xác” ngoạn mục trước bờ vực phá sản của thương hiệu 126 năm tuổi Philips, hay sự cách tân quyết liệt của Netflix nhằm bỏ xa một Clockbuster cũ kỹ trong ngành giải trí, cho thuê phim. Và gần đây nhất, chí ít là ngay tại Việt Nam, đó chính là sự cạnh tranh chưa có hồi kết giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ (Uber, Grab, Vato).
Tất cả thực tế nói trên đã thúc đẩy các thương hiệu và tổ chức, thuộc mọi quy mô, ngành nghề, từ lĩnh vực tài chính như ngân hàng, cho đến các hãng sản xuất ô tô, nhà xuất bản, từ ngành hàng hải cho đến lĩnh vực logistic, hay mảng bán lẻ phải “có ý thức khẩn trương hơn” đối với không chỉ là việc nâng cao năng lực số, mà còn là những hành động quyết liệt hơn.
Tại Việt Nam nói riêng, ngay lúc này đây, đâu đâu cũng nghe nói về Chuyển đổi kỹ thuật số – hay Chuyển đổi số. Song, trên thực tế thì nhiều nhà quản trị công ty thậm chí còn chưa thống nhất hoặc không cảm thấy hoàn toàn thuyết phục với định nghĩa chuyển đổi kỹ thuật số tại chính công ty, tổ chức của họ.
Mặc dù những thuật ngữ như Chuyển đổi kỹ thuật số hoặc Cách mạng công nghiệp 4.0 không quá mới mẻ trong những năm gần đây, nhưng ông Anand Eswaran – Phó chủ tịch phụ trách các dịch vụ của Microsoft và Microsoft Digital từng quyết liệt đưa ra quan điểm rằng: nếu bạn đưa 20 giám đốc điều hành vào phòng và yêu cầu họ xác định” kỹ thuật số” là gì, thì bạn sẽ được đảm bảo có 20 câu trả lời khác nhau.
Các chuyên gia cho rằng bản chất của Chuyển đổi kỹ thuật số là một hành trình hay là định hướng mang tính chiến lược và liên tục, không phải là một đích đến. Và công nghệ chỉ là phương tiện trong quá trình chuyển đổi, chứ không phải là yếu tố mang tính quyết định.
Điều này hoàn toàn hợp lý, vì Chuyển đổi kỹ thuật số không phải là tập hợp nhiều dự án IT khác nhau, thay vào đó là chuỗi các dự án nhỏ liên quan tới tất cả phòng ban trong một doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục, và mang tính kết nối.
Văn hóa kỹ thuật số
CEO của Microsoft Satya Nadella nói rằng “Tôi đã hiểu rằng công việc chính của tôi là sắp xếp lại văn hóa doanh nghiệp của chúng tôi để nhân viên của Microsoft có một trăm nghìn ý tưởng truyền cảm hứng— những ý tưởng có thể định hình tốt hơn tương lai của chúng tôi”
Văn hóa kỹ thuật số (Digital Culture) là tâm điểm của mọi tổ chức thành công trong việc chuyển đối số. Văn hóa kỹ thuật số sẽ được phát triển một cách linh hoạt, không những kết nối giữa tất cả bộ phận chức năng trong một công ty, mà còn phải kết nối với khách hàng và đối tác.
Nhưng việc thay đổi văn hóa có thật sự khó?
Những thách thức tương tự này cũng được phản ánh trong một cuộc khảo sát không chính thức gần đây với các giám đốc điều hành ở Los Angeles và Chicago của Microsoft. Họ cho biết Chuyển đổi kỹ thuật số trong công ty đang bị cản trở, bởi vì văn hóa công ty hoặc văn hóa doanh nghiệp không cởi mở với sự thay đổi hoặc với các ý tưởng mới. Một số khác thì cho rằng các hệ thống mang tính kế thừa, thiếu sự cộng tác và thiếu dữ liệu cùng sự thông minh đang kéo họ thụt lùi.
Bên cạnh đó thì một hệ sinh thái (Ecosytems) mà ở đó khách hàng, đối tác, và nhân viên có sự tương tác qua lại lẫn nhau là rất quan trọng. Dữ liệu phải được xem là một phần trong tất cả hoạt động của tổ chức. Việc chú trọng phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytic) nhằm thích nghi với công nghệ mới như trí thông minh nhân tạo (AI) và Vạn vận kết nối (IoT) là cần thiết để xây dựng nền tảng vững chắc cho hoạt động Chuyển đổi kỹ thuật số.
Nền tảng kỹ thuật số linh hoạt và hiệu quả
Nhằm giải quyết những bài toán về việc xử lý và kết nối một lượng dữ liệu lớn kịp thời, cũng như việc giao tiếp, kết nối một cách thường xuyên và chặt chẽ giữa các phòng ban chức năng với nhau trong một tổ chức đòi hỏi một nền tảng kỹ thuật số (Digital Enterprise Platform) có thể kết nối mọi quy trình với nhau, đi liền với một cơ sở hạ tầng đồng bộ. Với mục đích sử dụng số hóa để thay đổi, thích nghi kịp thời với các mô hình cũng như quyết định kinh doanh, bởi lẽ tất cả đều phải dựa trên dữ liệu thông tin. Và dữ liệu thông tin này phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ, được báo cáo tập hợp trong cùng một hệ thống.
Biết vậy, nhưng hầu hết tổ chức – doanh nghiệp đều e ngại chi phí và thời gian cho việc Chuyển đổi kỹ thuật số, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp với hệ thống hiện hữu vốn đã được đầu tư khá nhiều tiền và công sức trước đó, song hơn hết là nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp, tổ chức ấy.
Báo cáo Phát triển Kỹ thuật số do Economist Intelligence Unit công bố cho thấy 88% các công ty được khảo sát khẳng định họ hiện không có công nghệ phù hợp để thực hiện một chiến lược kỹ thuật số.
Do đó, một giải pháp chuyển đổi kỹ thuật số cùng với một nền tảng doanh nghiệp đồng bộ (One-stop Enterprise platform) và xuyên suốt giúp doanh nghiệp đi nhanh hơn, kịp thời cùng với sự thay đổi như vũ bão của công nghệ, mà không làm ngưng trệ hệ thống hiện hữu ảnh hưởng tới công việc kinh doanh hiện tại là rất cần thiết.
Kế hoạch lớn… từ bước đi nhỏ
Theo giới chuyên gia, chiến lược lớn phải được chia thành một chuỗi dự án nhỏ và phải được thực hiện thường xuyên và liên tục, hoàn thành thật nhanh nhưng mang lại kết quả tích cực và đóng góp vào kế hoạch chuyển đổi số chung của doanh nghiệp.
Bắt đầu từ những việc nhỏ dễ dàng nhất, ví dụ nếu bạn muốn có một công cụ để giao tiếp và chia sẻ thông tin nội bộ, thì hãy bắt đầu bằng từ một cổng thông tin doanh nghiệp (Corperate Intranet) dựa trên một nền tảng cộng tác nội dung (Microsoft Content Collabration Platform), giúp toàn bộ nhân viên cũng như các nhà quản lý, các bộ phận với nhau có thể truyền tải, chia sẻ thông tin, quản lý nội dung cũng như có thể giao tiếp với khách hàng bên ngoài.
Nếu được, doanh nghiệp cần xây dựng bảng phân tích chiến lược số, kèm theo đó là liên kết chặt chẽ với chiến lược kinh doanh từ những nhà tư vấn hàng đầu như Gartner, BCG, McKinsey. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, doanh nghiệp không có những bảng chiến lược thì vẫn có thể thực hiện chuyển đổi số.
Đội ngũ XSPERA tại Việt Nam
Tuy nhiên, có một thực tế không thể chối cãi rằng, khi mà công nghệ là một trong những công cụ chủ lực cho việc chuyển đổi kỹ thuật số, nhưng lại không là lợi thế cho doanh nghiệp Việt Nam.
Những con số tăng trưởng ấn tượng về ngành CNTT tại Việt Nam gần đây không phản án nội lực thực sự của chúng ta khi mà cả đội ngũ (kể cả phần cứng hay phần mềm) chỉ làm thuê ngoài (outsourcing) với kỹ năng rất đơn giản và giá trị gia tăng thấp, cơ sở hạ tầng công nghệ chưa thực sự được chú trọng.
Vậy thì chính những công ty CNTT hoặc những nhà tư vấn CNTT không những phải tự nâng cao năng lực về nguồn lực, mà còn là những công ty đi đầu trong việc chuyển đổi kỹ thuật số, tiếp cận xu thế và kiến thức số hóa thế giới, đưa thành tựu của CMCN 4.0 vào trong nước, phải thể hiện là đội ngũ nòng cốt hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số.
Đồng hành cùng các tập đoàn công nghệ hàng đầu như như Microsoft, Amazon, Google…với những dịch vụ và giải pháp mở, trở thành những công ty đối tác chiến lược, xây dựng và triển khai các nền tảng số (Digital Enterprise Platform) nhằm mang lại giải pháp và dịch vụ tối ưu nhất cho các doanh nghiệp trong nước.
Câu hỏi đặt ra là công ty tư vấn và triển khai các giải pháp này phải làm gì để bắt kịp với nền công nghệ số, không những giúp các tập đoàn, công ty lớn mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) hoàn thành hành trình chuyển đổi kỹ thuật của mình một các nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Đó không phải là thách thức, mà là một sứ mệnh.
Để nâng cao năng lực số không những phải tạo ra những giải pháp, nền tảng số (Digital Enterprise Platform) mà còn phải nâng cao khả năng và văn hóa số cho chính nguồn lực của mình. Xây dựng đội ngũ có tri thức mở, đa dạng về cả kỹ năng lẫn kiến thức, chứ không chỉ tập trung vào công nghệ như trước đây.
Tại XSPERA, một trong những đối tác của Microsoft, cũng đang thực hiện sứ mệnh tư vấn và triển khai chuyển đổi kỹ thuật số cho nhiều khách hàng, thì việc thay đổi thói quen, văn hóa của chính công ty để đáp ứng với nhu cầu thị trường thật sự là yêu cầu cấp bách.
Bà Nguyễn Phương Thảo – Giám đốc điều hành XSPERA tại Việt Nam nói rằng, XSPERA hiểu rằng việc đào tạo nhân viên cập nhật xu hướng, tạo động lực để nhân viên phát triển và đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo là một bước đi quan trọng trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.
Bà Nguyễn Phương Thảo – Giám đốc điều hành XSPERA tại Việt Nam đang thảo luận cùng các cộng sự
Cùng với đó là những quy trình dựa trên một hệ thống cộng tác liền mạch giúp cho sự tương tác qua lại lẫn nhau giữa các bộ phận diễn ra một cách trôi chảy và kịp thời, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số ngày một tăng cao. Mặc dù sự thay đổi có diễn ra như thế nào đi chăng nữa thì hệ thống nền tảng này phải xuyên suốt với chiến lược kinh doanh chung của công ty.
Với công ty giữ vai trò tư vấn thực hiện chuyển đổi số như XSPERA, và ngay cả với khách hàng, vẫn theo lời bà Thảo, bên cạnh việc đào tạo và quán triệt tinh thần chuyển đổi số, thì chúng ta cần chú trọng đến khái niệm Nền tảng cộng tác số (Digital Collaboration Platform) chính là sự hợp tác linh hoạt và gắn kết của những chuyên gia về lĩnh vực chuyển đổi số, và các lĩnh vực/ngành nghề khác như sản xuất, ngân hàng, logistics, các mảng bán lẻ (thời trang, dược phẩm,…).
Kiến thức đặc thù của từng ngành nghề, nếu được truyền tải kịp thời, chuẩn xác đến đội ngũ tư vấn, các bạn lập trình viên thì chắc chắn sẽ giúp quá trình chuyển đổi số trở thành mượt mà, uyển chuyển hơn, và thành công cho dự án gần như là mức tuyệt đối.
Từng có cơ hội làm việc nhiều năm với đội ngũ chuyên gia tư vấn chiến lược và chuyển đổi kỹ thuật số có kinh nghiệm hơn 30 năm tại châu Âu, bà Thảo thẳng thắn cho biết rằng “tại châu Âu, đặc biệt là Thụy Sĩ và Đức, thì việc Chuyển đổi kỹ thuật số đã được chính phủ và các công ty tập trung thực hiện từ nhiều năm trước. Đội ngũ chúng tôi tại Việt Nam có cơ hội học hỏi kinh nghiệm này từ những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, giúp chúng tôi triển khai một nền tảng doanh nghiệp kỹ thuật số (Digital Enterprise Platform), mà ở đó doanh nghiệp có thể giải tỏa về áp lực nguồn lực, với các quy trình tập trung và hoàn toàn tích hợp, giúp ban quản trị điều hành có thể tập trung vào mục tiêu kinh doanh”.
“Việc phát triển và triển khai thành công chiến lược số, bao gồm mô hình kinh doanh Omni Channel cho một công ty bán lẻ nổi tiếng tại Thụy Sĩ không những giúp doanh nghiệp này tăng 9,2 triệu USD doanh thu, tiết kiệm chi phí tới 16,5 triệu USD, giá trị hiện tại thuần (NPV) hơn 7 triệu USD, mà còn đem đến cho doanh nghiệp bán lẻ này một lợi thế cạnh tranh nhất định trong khu vực”, bà Thảo chia sẻ về một dự án mà XSPERA từng triển khai cho khách hàng quốc tế.
Đặc biệt nhất là việc chia nhỏ các quy trình tích hợp, từng bước thực hiện có thể giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán về một nền tảng hợp tác có tính tương tác cao. Hiện nay, có thể nói Microsoft là một nền tảng cộng tác nội dung (Content Collaboration Platform) với những dịch vụ số hóa ưu việt nhất. Có thể dễ dàng tích hợp với những hệ thống ERP, SAP hiện hữu của doanh nghiệp.
Cũng theo lời bà Thảo, bên cạnh mảng kinh doanh cốt lõi là đồng hành với các doanh nghiệp châu Âu trong hành trình chuyển đổi số của họ, thì XSPERA cũng mong muốn mang đến cho doanh nghiệp Việt Nam một nền tảng công nghệ số (Digital Enterprise Platform) linh hoạt, giá thành hợp lý với tiêu chuẩn và chất lượng châu Âu.
Được biết, XSPERA cũng đã triển khai thành công các dự án tích hợp IoT và AI vào tự động hóa sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp tại châu Âu, chủ yếu ở Đức.
“Trong thời gian tới, XSPERA sẽ đồng hành tư vấn và giới thiệu giải pháp, nền tảng này tới các doanh nghiệp tại Việt Nam, gồm tập đoàn bán lẻ đa ngành, các ngân hàng và một số công ty logistics”, bà Thảo nói.
PC WORLD VN, T6/2018
Bởi lẽ, chúng ta không chỉ từng chứng kiến sự sụp đổ của nhiều thương hiệu vang bóng một thời nhờ khi đó họ sở hữu những sáng tạo, phát kiến mang tính đột phá như Nokia hay Kodak, mà còn hào hứng ghi nhận màn “lột xác” ngoạn mục trước bờ vực phá sản của thương hiệu 126 năm tuổi Philips, hay sự cách tân quyết liệt của Netflix nhằm bỏ xa một Clockbuster cũ kỹ trong ngành giải trí, cho thuê phim. Và gần đây nhất, chí ít là ngay tại Việt Nam, đó chính là sự cạnh tranh chưa có hồi kết giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ (Uber, Grab, Vato).
Tất cả thực tế nói trên đã thúc đẩy các thương hiệu và tổ chức, thuộc mọi quy mô, ngành nghề, từ lĩnh vực tài chính như ngân hàng, cho đến các hãng sản xuất ô tô, nhà xuất bản, từ ngành hàng hải cho đến lĩnh vực logistic, hay mảng bán lẻ phải “có ý thức khẩn trương hơn” đối với không chỉ là việc nâng cao năng lực số, mà còn là những hành động quyết liệt hơn.
Tại Việt Nam nói riêng, ngay lúc này đây, đâu đâu cũng nghe nói về Chuyển đổi kỹ thuật số – hay Chuyển đổi số. Song, trên thực tế thì nhiều nhà quản trị công ty thậm chí còn chưa thống nhất hoặc không cảm thấy hoàn toàn thuyết phục với định nghĩa chuyển đổi kỹ thuật số tại chính công ty, tổ chức của họ.
Mặc dù những thuật ngữ như Chuyển đổi kỹ thuật số hoặc Cách mạng công nghiệp 4.0 không quá mới mẻ trong những năm gần đây, nhưng ông Anand Eswaran – Phó chủ tịch phụ trách các dịch vụ của Microsoft và Microsoft Digital từng quyết liệt đưa ra quan điểm rằng: nếu bạn đưa 20 giám đốc điều hành vào phòng và yêu cầu họ xác định” kỹ thuật số” là gì, thì bạn sẽ được đảm bảo có 20 câu trả lời khác nhau.
Các chuyên gia cho rằng bản chất của Chuyển đổi kỹ thuật số là một hành trình hay là định hướng mang tính chiến lược và liên tục, không phải là một đích đến. Và công nghệ chỉ là phương tiện trong quá trình chuyển đổi, chứ không phải là yếu tố mang tính quyết định.
Điều này hoàn toàn hợp lý, vì Chuyển đổi kỹ thuật số không phải là tập hợp nhiều dự án IT khác nhau, thay vào đó là chuỗi các dự án nhỏ liên quan tới tất cả phòng ban trong một doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục, và mang tính kết nối.
Văn hóa kỹ thuật số
CEO của Microsoft Satya Nadella nói rằng “Tôi đã hiểu rằng công việc chính của tôi là sắp xếp lại văn hóa doanh nghiệp của chúng tôi để nhân viên của Microsoft có một trăm nghìn ý tưởng truyền cảm hứng— những ý tưởng có thể định hình tốt hơn tương lai của chúng tôi”
Văn hóa kỹ thuật số (Digital Culture) là tâm điểm của mọi tổ chức thành công trong việc chuyển đối số. Văn hóa kỹ thuật số sẽ được phát triển một cách linh hoạt, không những kết nối giữa tất cả bộ phận chức năng trong một công ty, mà còn phải kết nối với khách hàng và đối tác.
Nhưng việc thay đổi văn hóa có thật sự khó?
Những thách thức tương tự này cũng được phản ánh trong một cuộc khảo sát không chính thức gần đây với các giám đốc điều hành ở Los Angeles và Chicago của Microsoft. Họ cho biết Chuyển đổi kỹ thuật số trong công ty đang bị cản trở, bởi vì văn hóa công ty hoặc văn hóa doanh nghiệp không cởi mở với sự thay đổi hoặc với các ý tưởng mới. Một số khác thì cho rằng các hệ thống mang tính kế thừa, thiếu sự cộng tác và thiếu dữ liệu cùng sự thông minh đang kéo họ thụt lùi.
Bên cạnh đó thì một hệ sinh thái (Ecosytems) mà ở đó khách hàng, đối tác, và nhân viên có sự tương tác qua lại lẫn nhau là rất quan trọng. Dữ liệu phải được xem là một phần trong tất cả hoạt động của tổ chức. Việc chú trọng phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytic) nhằm thích nghi với công nghệ mới như trí thông minh nhân tạo (AI) và Vạn vận kết nối (IoT) là cần thiết để xây dựng nền tảng vững chắc cho hoạt động Chuyển đổi kỹ thuật số.
Nền tảng kỹ thuật số linh hoạt và hiệu quả
Nhằm giải quyết những bài toán về việc xử lý và kết nối một lượng dữ liệu lớn kịp thời, cũng như việc giao tiếp, kết nối một cách thường xuyên và chặt chẽ giữa các phòng ban chức năng với nhau trong một tổ chức đòi hỏi một nền tảng kỹ thuật số (Digital Enterprise Platform) có thể kết nối mọi quy trình với nhau, đi liền với một cơ sở hạ tầng đồng bộ. Với mục đích sử dụng số hóa để thay đổi, thích nghi kịp thời với các mô hình cũng như quyết định kinh doanh, bởi lẽ tất cả đều phải dựa trên dữ liệu thông tin. Và dữ liệu thông tin này phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ, được báo cáo tập hợp trong cùng một hệ thống.
Biết vậy, nhưng hầu hết tổ chức – doanh nghiệp đều e ngại chi phí và thời gian cho việc Chuyển đổi kỹ thuật số, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp với hệ thống hiện hữu vốn đã được đầu tư khá nhiều tiền và công sức trước đó, song hơn hết là nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp, tổ chức ấy.
Báo cáo Phát triển Kỹ thuật số do Economist Intelligence Unit công bố cho thấy 88% các công ty được khảo sát khẳng định họ hiện không có công nghệ phù hợp để thực hiện một chiến lược kỹ thuật số.
Do đó, một giải pháp chuyển đổi kỹ thuật số cùng với một nền tảng doanh nghiệp đồng bộ (One-stop Enterprise platform) và xuyên suốt giúp doanh nghiệp đi nhanh hơn, kịp thời cùng với sự thay đổi như vũ bão của công nghệ, mà không làm ngưng trệ hệ thống hiện hữu ảnh hưởng tới công việc kinh doanh hiện tại là rất cần thiết.
Kế hoạch lớn… từ bước đi nhỏ
Theo giới chuyên gia, chiến lược lớn phải được chia thành một chuỗi dự án nhỏ và phải được thực hiện thường xuyên và liên tục, hoàn thành thật nhanh nhưng mang lại kết quả tích cực và đóng góp vào kế hoạch chuyển đổi số chung của doanh nghiệp.
Bắt đầu từ những việc nhỏ dễ dàng nhất, ví dụ nếu bạn muốn có một công cụ để giao tiếp và chia sẻ thông tin nội bộ, thì hãy bắt đầu bằng từ một cổng thông tin doanh nghiệp (Corperate Intranet) dựa trên một nền tảng cộng tác nội dung (Microsoft Content Collabration Platform), giúp toàn bộ nhân viên cũng như các nhà quản lý, các bộ phận với nhau có thể truyền tải, chia sẻ thông tin, quản lý nội dung cũng như có thể giao tiếp với khách hàng bên ngoài.
Nếu được, doanh nghiệp cần xây dựng bảng phân tích chiến lược số, kèm theo đó là liên kết chặt chẽ với chiến lược kinh doanh từ những nhà tư vấn hàng đầu như Gartner, BCG, McKinsey. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, doanh nghiệp không có những bảng chiến lược thì vẫn có thể thực hiện chuyển đổi số.
Đội ngũ XSPERA tại Việt Nam
Tuy nhiên, có một thực tế không thể chối cãi rằng, khi mà công nghệ là một trong những công cụ chủ lực cho việc chuyển đổi kỹ thuật số, nhưng lại không là lợi thế cho doanh nghiệp Việt Nam.
Những con số tăng trưởng ấn tượng về ngành CNTT tại Việt Nam gần đây không phản án nội lực thực sự của chúng ta khi mà cả đội ngũ (kể cả phần cứng hay phần mềm) chỉ làm thuê ngoài (outsourcing) với kỹ năng rất đơn giản và giá trị gia tăng thấp, cơ sở hạ tầng công nghệ chưa thực sự được chú trọng.
Vậy thì chính những công ty CNTT hoặc những nhà tư vấn CNTT không những phải tự nâng cao năng lực về nguồn lực, mà còn là những công ty đi đầu trong việc chuyển đổi kỹ thuật số, tiếp cận xu thế và kiến thức số hóa thế giới, đưa thành tựu của CMCN 4.0 vào trong nước, phải thể hiện là đội ngũ nòng cốt hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số.
Đồng hành cùng các tập đoàn công nghệ hàng đầu như như Microsoft, Amazon, Google…với những dịch vụ và giải pháp mở, trở thành những công ty đối tác chiến lược, xây dựng và triển khai các nền tảng số (Digital Enterprise Platform) nhằm mang lại giải pháp và dịch vụ tối ưu nhất cho các doanh nghiệp trong nước.
Câu hỏi đặt ra là công ty tư vấn và triển khai các giải pháp này phải làm gì để bắt kịp với nền công nghệ số, không những giúp các tập đoàn, công ty lớn mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) hoàn thành hành trình chuyển đổi kỹ thuật của mình một các nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Đó không phải là thách thức, mà là một sứ mệnh.
Để nâng cao năng lực số không những phải tạo ra những giải pháp, nền tảng số (Digital Enterprise Platform) mà còn phải nâng cao khả năng và văn hóa số cho chính nguồn lực của mình. Xây dựng đội ngũ có tri thức mở, đa dạng về cả kỹ năng lẫn kiến thức, chứ không chỉ tập trung vào công nghệ như trước đây.
Tại XSPERA, một trong những đối tác của Microsoft, cũng đang thực hiện sứ mệnh tư vấn và triển khai chuyển đổi kỹ thuật số cho nhiều khách hàng, thì việc thay đổi thói quen, văn hóa của chính công ty để đáp ứng với nhu cầu thị trường thật sự là yêu cầu cấp bách.
Bà Nguyễn Phương Thảo – Giám đốc điều hành XSPERA tại Việt Nam nói rằng, XSPERA hiểu rằng việc đào tạo nhân viên cập nhật xu hướng, tạo động lực để nhân viên phát triển và đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo là một bước đi quan trọng trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.
Bà Nguyễn Phương Thảo – Giám đốc điều hành XSPERA tại Việt Nam đang thảo luận cùng các cộng sự
Cùng với đó là những quy trình dựa trên một hệ thống cộng tác liền mạch giúp cho sự tương tác qua lại lẫn nhau giữa các bộ phận diễn ra một cách trôi chảy và kịp thời, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số ngày một tăng cao. Mặc dù sự thay đổi có diễn ra như thế nào đi chăng nữa thì hệ thống nền tảng này phải xuyên suốt với chiến lược kinh doanh chung của công ty.
Với công ty giữ vai trò tư vấn thực hiện chuyển đổi số như XSPERA, và ngay cả với khách hàng, vẫn theo lời bà Thảo, bên cạnh việc đào tạo và quán triệt tinh thần chuyển đổi số, thì chúng ta cần chú trọng đến khái niệm Nền tảng cộng tác số (Digital Collaboration Platform) chính là sự hợp tác linh hoạt và gắn kết của những chuyên gia về lĩnh vực chuyển đổi số, và các lĩnh vực/ngành nghề khác như sản xuất, ngân hàng, logistics, các mảng bán lẻ (thời trang, dược phẩm,…).
Kiến thức đặc thù của từng ngành nghề, nếu được truyền tải kịp thời, chuẩn xác đến đội ngũ tư vấn, các bạn lập trình viên thì chắc chắn sẽ giúp quá trình chuyển đổi số trở thành mượt mà, uyển chuyển hơn, và thành công cho dự án gần như là mức tuyệt đối.
Từng có cơ hội làm việc nhiều năm với đội ngũ chuyên gia tư vấn chiến lược và chuyển đổi kỹ thuật số có kinh nghiệm hơn 30 năm tại châu Âu, bà Thảo thẳng thắn cho biết rằng “tại châu Âu, đặc biệt là Thụy Sĩ và Đức, thì việc Chuyển đổi kỹ thuật số đã được chính phủ và các công ty tập trung thực hiện từ nhiều năm trước. Đội ngũ chúng tôi tại Việt Nam có cơ hội học hỏi kinh nghiệm này từ những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, giúp chúng tôi triển khai một nền tảng doanh nghiệp kỹ thuật số (Digital Enterprise Platform), mà ở đó doanh nghiệp có thể giải tỏa về áp lực nguồn lực, với các quy trình tập trung và hoàn toàn tích hợp, giúp ban quản trị điều hành có thể tập trung vào mục tiêu kinh doanh”.
“Việc phát triển và triển khai thành công chiến lược số, bao gồm mô hình kinh doanh Omni Channel cho một công ty bán lẻ nổi tiếng tại Thụy Sĩ không những giúp doanh nghiệp này tăng 9,2 triệu USD doanh thu, tiết kiệm chi phí tới 16,5 triệu USD, giá trị hiện tại thuần (NPV) hơn 7 triệu USD, mà còn đem đến cho doanh nghiệp bán lẻ này một lợi thế cạnh tranh nhất định trong khu vực”, bà Thảo chia sẻ về một dự án mà XSPERA từng triển khai cho khách hàng quốc tế.
Đặc biệt nhất là việc chia nhỏ các quy trình tích hợp, từng bước thực hiện có thể giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán về một nền tảng hợp tác có tính tương tác cao. Hiện nay, có thể nói Microsoft là một nền tảng cộng tác nội dung (Content Collaboration Platform) với những dịch vụ số hóa ưu việt nhất. Có thể dễ dàng tích hợp với những hệ thống ERP, SAP hiện hữu của doanh nghiệp.
Cũng theo lời bà Thảo, bên cạnh mảng kinh doanh cốt lõi là đồng hành với các doanh nghiệp châu Âu trong hành trình chuyển đổi số của họ, thì XSPERA cũng mong muốn mang đến cho doanh nghiệp Việt Nam một nền tảng công nghệ số (Digital Enterprise Platform) linh hoạt, giá thành hợp lý với tiêu chuẩn và chất lượng châu Âu.
Được biết, XSPERA cũng đã triển khai thành công các dự án tích hợp IoT và AI vào tự động hóa sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp tại châu Âu, chủ yếu ở Đức.
“Trong thời gian tới, XSPERA sẽ đồng hành tư vấn và giới thiệu giải pháp, nền tảng này tới các doanh nghiệp tại Việt Nam, gồm tập đoàn bán lẻ đa ngành, các ngân hàng và một số công ty logistics”, bà Thảo nói.
PC WORLD VN, T6/2018
Nhận xét
Đăng nhận xét